Ole777

CUỘC ĐẠI PHẪU CÓ MỘT KHÔNG HAIChùa Cầu(TP.H&# sadboy

【sadboy】Cuộc 'đại phẫu' chùa Cầu

CUỘC ĐẠI PHẪU CÓ MỘT KHÔNG HAI

Chùa Cầu (TP.Hội An,ộcđạiphẫuchùaCầsadboy Quảng Nam) là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo không chỉ ở VN mà còn hiếm thấy trên thế giới. Trải qua 4 thế kỷ cùng sự biến thiên của lịch sử, xã hội, chùa Cầu vẫn là biểu tượng đặc trưng của đô thị cổ Hội An. Dù đã qua 7 lần sửa chữa trước đây, nhưng trước sự bào mòn của thời gian cùng tác động của con người lẫn thiên tai, di tích hàng trăm năm tuổi này đang xuống cấp nghiêm trọng.

Cuộc 'đại phẫu' chùa Cầu - Ảnh 1.

Các chuyên gia về di tích của VN và Nhật Bản đã khảo sát thực tế sau khi nhiều hạng mục chùa Cầu được hạ giải

Cuộc 'đại phẫu' chùa Cầu - Ảnh 2.

Chùa Cầu sau khi được hạ giải một số hạng mục

Mạnh Cường

Để bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt này, UBND TP.Hội An đã tổ chức khởi công dự án tu bổ có tổng kinh phí 20,2 tỉ đồng, thời gian thi công 360 ngày. Dự án khởi công từ ngày 28.12.2022, đến nay đã hoàn thành quét 3D toàn bộ di tích; hạ giải hệ mái ngói âm dương; hạ giải hệ khung gỗ; gia cố hệ móng, mố, trụ… Các công việc tiếp theo của dự án dự kiến gồm: tu bổ hệ đà sàn, khung và mái; gia cố hệ móng, mố, trụ (phần còn lại); các hạng mục phụ trợ, tôn tạo cảnh quan...

Mới đây, hàng chục chuyên gia về di tích của VN và Nhật Bản đã khảo sát thực tế để tư vấn, đưa ra các giải pháp quan trọng giúp tu bổ, phục hồi cấu kiện gỗ; tu bổ, phục hồi mái ngói và các bộ phận trang trí mái; tu bổ, phục hồi màu sắc hoàn thiện công trình…

Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho hay trong quá trình thi công, gia cố móng, mố, trụ gặp nhiều khó khăn. Công tác đào khảo sát, thám sát, khảo cổ tiến hành rất tỉ mỉ, cẩn thận. Các đơn vị phải làm thủ công hoàn toàn. Từng viên ngói, mạch hồ, chốt gỗ… được gỡ bằng tay cẩn thận rồi định vị bằng khung gỗ, đánh dấu số thứ tự để không xáo trộn và nứt vỡ. Sau khi thống nhất các giải pháp, công tác gia cố được tiến hành từng bước một và thận trọng, tổ chức gia cố từng vị trí, đến nay cơ bản hoàn thành, đáp ứng yêu cầu ổn định về kết cấu mà vẫn bám sát hiện trạng, đảm bảo theo quan điểm và giải pháp trùng tu.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu, khảo sát làm tư liệu khoa học cho dự án tu bổ di tích chùa Cầu cho thấy phần chùa có dấu hiệu lún nhẹ (độ lệch lún dao động 1 - 5 cm) tại khu vực phía sau về các góc. Phần lớn các cột nghiêng nhẹ và đa hướng. Hệ khung gỗ phần chùa có xu hướng lún, lệch nhẹ về phía sau dẫn đến độ nghiêng hơi nhiều; có xu hướng nghiêng về phía sông.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP.Hội An, cho biết di tích chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) là một thành phần cấu thành quan trọng, có giá trị đặc biệt tiêu biểu trong khu phố cổ Hội An. Đây là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử còn hiện hữu đến nay.

Chùa Cầu là di tích hết sức đặc biệt nên công tác tu bổ luôn nhận được sự quan tâm của nhân dân và du khách, các cấp chính quyền từ T.Ư đến địa phương, cũng như bạn bè quốc tế (nhất là Nhật Bản). Vì vậy, tất cả các khâu trong quá trình tu bổ phải được khảo sát, tổ chức đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng nhằm đảm bảo tính khoa học. "Dự án tu bổ sẽ góp phần bảo tồn di tích, giữ gìn tối đa giá trị cốt lõi của di tích trong tổng thể chung của khu phố cổ Hội An; duy trì sự ổn định lâu dài, tăng độ bền vững và tuổi thọ cho di tích…", ông Sơn nói.

"GIẢI PHẪU MỞ"

Tại buổi tọa đàm tham vấn về tu bổ di tích chùa Cầu diễn ra hôm 24.10, các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự cùng chung quan điểm "không đưa di tích trở về niên đại cụ thể mà tôn trọng tu bổ, phục hồi theo nguyên trạng trên cơ sở khoa học, đồng thời mang được hơi thở cuộc sống đương đại".

Cuộc 'đại phẫu' chùa Cầu - Ảnh 3.

Di tích chùa Cầu khi chưa được hạ giải để trùng tu

Mạnh Cường

PGS-TS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cho biết ông có ấn tượng mạnh với dự án tu bổ chùa Cầu. Nguyên lý bất di bất dịch trong việc tu bổ di tích là chúng ta phải giữ được tối đa yếu tố nguyên gốc (yếu tố tạo nên giá trị của di sản), nhưng phải bảo đảm cho di sản hoàn thành công năng của nó nữa.

Chùa Cầu là công trình đặc biệt, vừa chùa lại vừa cầu nên cần phải tạo được độ bền lâu dài nhất, tính thẩm mỹ cao. Trong đó, yếu tố đặc trưng thẩm mỹ phải kết hợp hài hòa giữa quan điểm của các nhà khoa học và cộng đồng cư dân. Ông Bài cho rằng trong bối cảnh khó khăn ở năm 1986 mà việc trùng tu lúc đó đã dùng gỗ kiền kiền, với nguồn lực ở hiện tại nên thay thế bằng gỗ lim làm vật liệu chính và thực tế căn bản kiến trúc di tích gỗ ở VN hầu hết sử dụng gỗ lim. Vì vậy, đối với cấu kiện chịu lực là dầm cầu thì cũng nên dùng loại gỗ lim này để chịu lực lâu dài.

Ông Bài tư vấn về màu sắc tường vôi, kết cấu, chi tiết từng vị trí của chùa Cầu thì cần tham khảo ý kiến cư dân, cộng đồng Hội An để họ quyết định, chứ không nên áp đặt tư duy nhà khoa học. Riêng về ngói lợp, nên dồn ngói gốc còn tận dụng được về một khu vực mái tạo tính thẩm mỹ. Những nơi sử dụng ngói mới thì phải tìm loại ngói y hệt như ngói cũ để có sự hài hòa. "Để giữ một di sản thì chúng ta không chỉ giữ phần xác mà còn phải giữ được phần hồn của nó", ông Bài nói.

GS-KTS Hoàng Đạo Kính, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, nhận định qua quan sát tại công trường tu bổ di tích chùa Cầu thì có thể xem đây là một hình mẫu trong tu bổ kiến trúc gỗ, thậm chí là hình mẫu trong tu bổ di tích ở phạm vi quốc tế, nhất là các nước Á Đông có di tích được làm bằng gỗ. Ông cho rằng, bản thân đã gắn bó với công việc tu bổ di tích hơn 50 năm, nhưng đây là lần đầu tiên ông thấy một di tích được tu bổ ở dạng "giải phẫu mở", có nghĩa là không đóng kín, mà quá trình tu bổ du khách vẫn xem, ngắm được chùa Cầu. "Đây được xem là phương pháp tu bổ độc đáo và có thể xem là hình mẫu để tham khảo, học hỏi trong lĩnh vực tu bổ di tích. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý song song với việc triển khai tu bổ là phải xây dựng hồ sơ khoa học cho di tích. Bởi chúng ta sẽ để lại cho hậu thế là bản thân di tích đã được tu bổ và hồ sơ về quá trình tu bổ, can thiệp vào nó", ông Kính nhấn mạnh.

PHÁT HIỆN NHIỀU DẤU VẾT QUAN TRỌNG

Trong quá trình khảo sát, đào thám sát, khảo cổ dự án tu bổ di tích chùa Cầu đã ghi nhận nhiều phát hiện có giá trị. Trong đó phát hiện nhiều vỏ hến tại vị trí hố đào phần sau chùa và Miếu Ngũ Hành; phát hiện nhiều đá tại các vị trí giữa móng cầu và đường kiệt; phát hiện một khối lớn vữa vôi, đất sét, gạch xây tại đầu cầu Trần Phú. Tại phần móng còn phát hiện 3 viên đá, trên 3 viên đá có khắc 3 chữ. Dự đoán ban đầu đây là 3 viên đá được chọn lựa để đặt đầu tiên trong lễ trí thạch (làm phép) của người Hoa khi xây dựng chùa.

Ngoài ra, tại vị trí hệ mái ngói âm dương đầu cầu Nguyễn Thị Minh Khai phát hiện một hình vẽ mặt trên viên gạch, có thể là 2 chữ "Lôi lệnh" viết nối nhau, là một dạng làm phép để chống sét của người xưa. Trong quá trình tháo dỡ, khảo sát còn phát hiện nhiều ghi chú, chữ khắc lên gỗ, đinh tán xòe dùng để liên kết các cấu kiện gỗ…

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap