Ngày 10.11,ềuđạibiểuQuốchộiđềnghịquyđịnhvềtrừđiểlẩu bò nhà gỗ thảo luận tại tổ về dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định về điểm và trừ điểm GPLX, nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Trừ điểm GPLX sẽ giúp nâng cao ý thức tài xế
Theo đại biểu Nguyễn Tiến Nam (đoàn Quảng Bình), nếu áp dụng việc trừ điểm GPLX, đây sẽ là một biện pháp quản lý nhà nước chứ không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Thực tế cho thấy, nhiều người liên tục vi phạm pháp luật về giao thông trong một thời gian ngắn, nhưng chế tài xử lý thì chưa đủ mạnh.
Ông Nam dẫn chứng, một số quốc gia trên thế giới hiện đang áp dụng biện pháp trừ điểm GPLX như một cách để đánh giá thái độ của lái xe đối với vi phạm, buộc họ phải ý thức hơn nữa, nếu không sẽ bị tước GPLX và phải học lại, thi lại thì mới được cấp lại GPLX.
Đồng tình với đại biểu Nam, thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, khi ông thi và lấy GPLX ở bang California (Mỹ), họ cũng áp dụng quy định tài xế vi phạm sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ phạm lỗi. GPLX bị trừ hết điểm sẽ bị thu hồi và phạt hành chính. "Cần phải có quy định trừ điểm GPLX trong luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ", ông Thiện nêu quan điểm.
Quá trình xây dựng luật Trật tự, an toàn giao thông, Bộ Công an đã có nhiều dự thảo để đưa ra lấy ý kiến. Trong một số dự thảo ban đầu, cơ quan này đề xuất quy định mỗi GPLX có tổng điểm là 12. Điểm của GPLX sẽ bị trừ khi người điều khiển phương tiện vi phạm. Nếu bị trừ hết điểm, GPLX sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu.
Tuy nhiên, trong các dự thảo sau này, Bộ Công an không còn quy định như trên. Bộ này cho biết, sau khi nghiên cứu, tiếp thu đóng góp của các chuyên gia, cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế, dự thảo xác định trừ điểm giấy phép lái xe là một hình thức xử lý vi phạm hành chính, do đó nếu quy định thì thuộc phạm vi luật Xử lý vi phạm hành chính. Do đó, Bộ Công an đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội xây dựng nghị quyết thí điểm về trừ điểm GPLX.
Phải giám sát sau khi đã cấp GPLX
Thảo luận thêm về dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Nguyễn Tiến Nam cho rằng công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX hiện nay còn một số bất cập.
Ví dụ như: chương trình đào tạo chưa phù hợp, sát thực tế; việc giáo dục đạo đức văn hóa người lái xe còn bị coi nhẹ. Đặc biệt, có trường hợp học viên không học lý thuyết, cơ sở đào tạo cắt giảm thời gian học thực hành lái xe, tổ chức sát hạch còn hình thức, dễ dãi…
Bên cạnh đó, công tác quản lý người lái xe sau sát hạch vẫn bị bỏ ngỏ. Ngoài nhóm hành nghề lái xe chuyên nghiệp được cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp quản lý; nhóm lái xe không chuyên còn khá thả nổi.
Vẫn theo ông Nam, hàng năm, lực lượng CSGT xử lý khoảng 5 triệu trường hợp vi phạm và hiện nay đang tạm giữ hàng trăm ngàn GPLX nhưng không có người đến nhận. Điều đó cho thấy cơ chế quản lý, cấp đổi, cấp lại GPLX chưa chặt chẽ.
Vị đại biểu tỉnh Quảng Bình đề nghị xác định lại vai trò, vị trí của công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, quản lý người lái xe, phải gắn với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Đồng thời, các biện pháp quản lý người lái xe sau sát hạch phải được chú trọng hơn nữa. Cơ quan quản lý cũng nên tính toán, ứng dụng công nghệ vào công tác này, có thể thông qua GPLX để tích hợp thông tin của người lái xe từ hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, xử lý vi phạm hoặc tai nạn giao thông…
Trước đó, trong báo cáo thẩm tra đối với dự thảo luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, một số ý kiến cho rằng số lượng người đã được cấp GPLX nhưng không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn là rất nhiều.
Nhóm ý kiến này đề nghị bổ sung quy định về quản lý Nhà nước sau sát hạch GPLX để bảo đảm chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nêu trên; đồng thời bổ sung quy định về kiểm tra bất thường đối với công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX, thậm chí phúc tra kết quả sát hạch, cấp GPLX.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 10.11