Trang công nghệ Tom's Hardware cho biết BitLocker chỉ gây giảm hiệu suất đọc và ghi trên Windows 11 Pro,ínhnăngtrênWindowsProkhiếnhiệusuấtSSDgiảmgầnnửeri takigawa trong khi bản Home không bị ảnh hưởng.
BitLocker là tính năng mã hóa ổ cứng dựa trên phần mềm được Microsoft tích hợp vào Windows từ năm 2007. Khi hoạt động, nó yêu cầu bộ xử lý liên tục mã hóa và giải mã dữ liệu trên SSD trong tất cả quá trình ghi và đọc.
Hiện nay, hầu hết SSD đều đã hỗ trợ mã hóa dựa trên phần cứng, trong đó quá trình mã hóa và giải mã đều được SSD xử lý trực tiếp. Dù vậy, Windows 11 Pro vẫn kích hoạt mã hóa dựa trên phần mềm của BitLocker trong quá trình cài đặt mà không cung cấp cho người dùng tùy chọn bỏ qua. Điều này khiến hiệu suất hệ thống khi hoạt động bị ảnh hưởng.
Theo PCWorld, Microsoft tự kích hoạt BitLocker vì công ty không có toàn quyền kiểm soát mã mã hóa dựa trên phần cứng, do mã này được nhà sản xuất SSD quản lý. Trước đây, một lỗ hổng nghiêm trọng liên quan đến mã hóa đã xuất hiện trong một số ổ SSD, do đó công ty có vẻ muốn dựa vào giải pháp của riêng mình hơn.
Microsoft chưa đưa ra bình luận.
Nếu đang sử dụng Windows 11 Pro, người dùng có thể xem SSD có đang chạy chậm hơn hay không bằng cách mở Command Prompt với quyền quản trị, sau đó nhập lệnh manage-bde -status. Lệnh này sẽ khởi động công cụ BitLocker Drive Encryption: Configuration Tool giúp phân tích các ổ đĩa đang có trong máy tính.
Ở phần Conversion Status, người dùng xem xét ổ SSD có đang bị mã hóa hay không qua mục Encryption Method. Nếu hiển thị XTS-AES là mã hóa bằng phần mềm, Hardware Encryption nếu mã hóa bằng phần cứng và Fully Decrypted là không được mã hóa.
Nếu chắc chắn việc dữ liệu không cần mã hóa, người dùng có thể nhập dòng lệnh manage-bde -off C:với C là ổ chứa dữ liệu cần được mã hóa. Sau khi khởi động lại máy tính, thay đổi sẽ có hiệu lực lập tức.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trước khi vô hiệu hóa việc mã hóa ổ cứng, cần đặt câu hỏi về sự cần thiết của nó. Thực tế, tính năng BitLocker hữu ích cho người dùng laptop khi có thể bảo mật dữ liệu tốt hơn, nhất là với những máy do công ty cung cấp hoặc người thường xuyên di chuyển, cũng như sao lưu và khôi phục dữ liệu được mã hóa.
Windows 11 được Microsoft giới thiệu tháng 6/2021. Nền tảng có nhiều cải tiến cả về giao diện lẫn tính năng, gồm thiết kế lại Menu Start, bổ sung widget, hỗ trợ ứng dụng Android, cải tiến hiệu suất và cập nhật để cải thiện đa nhiệm.
Bảo Lâm (theo PCWorld)