Một số rủi ro có thể gặp phải khi trekking
Hướng dẫn viên Nguyễn Thị Tố Ny,áchđểgiữantoànkhileonúitrekkingvàomùamưvietcombank tuyển dụng Công ty Everest Việt (đơn vị chuyên thi công các công trình thể thao mạo hiểm và khai thác tour mạo hiểm), cho biết thông thường địa hình rừng ở Việt Nam thường có sông suối xen lẫn đồi núi. Nhờ vào lợi thế đó, có rất nhiều tour du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên được hình thành.
Tố Ny cho biết thời điểm tháng 8, tiết trời cũng chuyển từ nắng ít sang mưa nhiều hơn, việc leo núi và trekking ở thời điểm này cũng có nhiều thú vị. Đơn cử, leo núi vào mùa mưa có khí hậu rất mát mẻ, trong lành, cây cối phủ một màu xanh tươi giúp người leo núi cảm thấy môi trường đầy sức sống.
Tuy nhiên, Ny nói ngoài vẻ đẹp ở rừng vào mùa mưa thì vẫn còn đó nhiều hạn chế, như đường đi sẽ khó khăn, trơn trượt dễ dẫn đến các chấn thương vì té ngã. Đồng thời nếu trekking ngang các con suối dễ gặp lũ quét, cắm trại cũng khó khăn hơn. Đặc biệt, mùa mưa cũng là mùa sinh sản của vắt, sâu và các loại côn trùng khác.
Theo Ny để nhận diện nguy hiểm khi leo núi, trekking bạn trẻ có thể quan sát, tìm hiểu nơi đến đã có mưa dài ngày hay không. Nếu mưa dài ngày, nước đã ngấm sâu vào đất khiến cho đất mềm, độ liên kết của các khối đất với nhau bị giảm mạnh. Do đó, sạt lở thường xảy ra ở những sườn đồi không có thảm thực vật vững chắc, dẫn đến tiềm ẩn nguy hiểm.
Đối với những người thích mạo hiểm mà leo núi một cách tự phát vào mùa mưa, Ny khuyên không nên vì rất dễ xảy ra sự cố. Nên đi theo tour hoặc người dẫn đường có kinh nghiệm xử lý tình huống, giải quyết nhanh, chính xác các sự cố phát sinh và quan trọng là khả năng kết nối, ổn định tâm lý cho các thành viên khác trong đoàn.
"Điều cần thiết khi trekking là bạn cần có sức khỏe tốt, đôi chân khỏe, bình tĩnh xử lý các tình huống để có thể vượt qua các con dốc trơn hay dòng suối đang chảy xiết", Ny chia sẻ.
Nên giữ bình tĩnh khi có sự cố
Trong khi đó, Hồ Đức Chung, hướng dẫn viên về leo núi của Công ty Everest Việt, cho rằng không phải lúc nào người đi leo núi đều phó thác hết vào hướng dẫn viên. Mỗi cá nhân nên tự trang bị kiến thức, cũng như được hướng dẫn viên chia sẻ kinh nghiệm, lưu ý trước khi đi.
Theo Chung, khi leo núi, trekking bạn trẻ nên chú ý đến các âm thanh lạ từ đất, cây gãy, quan sát nếu thấy cây rung động trên mặt đất hoặc có tiếng nước chảy lớn. Nếu cảm giác hoặc nghi ngờ sẽ có nguy cơ xảy ra lũ quét, bạn trẻ cần phải rời khỏi khu vực đang đứng ngay lập tức, không nên chần chừ, do dự. Đồng thời kêu gọi, cảnh báo những người đi chung đoàn và lập tức thông tin cho những người dân địa phương gần nhất.
"Bạn trẻ nên dựng lều trại tránh gió với trường hợp gặp gió to và không được hạ trại cạnh dòng suối đề phòng lũ, vì sẽ rất nguy hiểm. Luôn sẵn sàng để xử lý các tình huống xấu nhất, có kế hoạch phụ vì có thể di chuyển chậm hơn lịch trình trekking của mình", Chung nói.
Anh Nguyễn Hồ (ngụ tại 41 Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM), người có kinh nghiệm lâu năm về thể thao mạo hiểm, cứu hộ cứu nạn và chạy bộ trong rừng, cho rằng đầu tiên phải nghiên cứu khu vực đến có thác, suối hay không, luôn cập nhật thông tin dự báo thời tiết. Nếu mưa trên diện rộng hoặc dự báo có mưa ở vùng thượng nguồn thì không nên thực hiện chuyến đi. Kế đến chọn người dẫn đường tốt, có kỹ năng, kinh nghiệm, kỹ năng sơ cấp cứu, lên kế hoạch dự phòng, phân công nhiệm vụ từng thành viên, ghi chú những vật dụng cần thiết cho đoàn.
Trong trường hợp gặp phải sạt lở khi trekking thì theo anh Hồ bạn trẻ tuyệt đối không cố chấp vượt qua vùng nguy hiểm. Tìm khu vực có nhiều cây lớn, càng nhiều cây lớn càng tốt và nơi có nền đất cứng để trú ngụ chờ thời tiết và môi trường xung quanh ổn định trở lại. Đồng thời, giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn vì hành động cực đoan sẽ tự gây nguy hiểm cho chính mình và người khác.
Anh Hồ cũng cho biết bạn trẻ chỉ nên mang những đồ dùng cần thiết để giảm thiểu trọng lượng ba lô, như: quần áo ngoài trời loại vải mau khô, đồ đi mưa, tấm giữ nhiệt, thực phẩm, nước uống dự phòng, túi cứu thương, túi ngủ, tấm che mưa, 1 đoạn dây ngắn khoảng 10 - 15m để dùng khi cần thiết.
"Bên cạnh đó, về thông tin tuyến đường sẽ đi bạn trẻ nên tải bản đồ định và thiết bị GPS, chia sẻ tracklog (một tính năng định vị cơ bản có trong các thiết bị GPS cầm tay) với tất cả mọi người trong đoàn và hướng dẫn mọi người sử dụng nó. Nếu nhóm trekking không định vị đường đi trước thì bản thân phải tự tracklog để đề phòng đi lạc. Nếu khi đi lạc thì cứ nhìn tracklog vừa ghi để quay trở ra. Đừng quên chuẩn bị pin sạc dự phòng để dùng cho các thiết bị định vị (điện thoại, máy GPS...)", anh Hồ lưu ý.