Ole777

Hạnh là giáo viên Toán tiểu học, đang dạy lớp 5 tại một trường công ở TP HCM. Từ đầu năm học, theo y nhà cái

【nhà cái】'Truất quyền' giao bài tập

Hạnh là giáo viên Toán tiểu học,ấtquyềngiaobàitậnhà cái đang dạy lớp 5 tại một trường công ở TP HCM. Từ đầu năm học, theo yêu cầu nghiêm ngặt của Sở và trường, Hạnh không giao bài tập về nhà cho học sinh. Ban đầu, cô giảm được một lượng công việc đáng kể. Nhưng sau vài tuần, Hạnh méo mặt vì cứ tối đến là phụ huynh lại liên lạc nhờ hướng dẫn thêm về cách giải bài tập hoặc giới thiệu sách tham khảo.

Không biết lấy gì để kéo con ra khỏi tivi và máy tính, nhiều phụ huynh tự tìm sách, giao bài tập cho con. Nhưng tới lúc "chấm bài", đối diện với thắc mắc của trẻ thì họ... bí, lại gọi điện hỏi giáo viên.

"Trước thì chỉ giảng bài cho học trò, nay phải hướng dẫn cả phụ huynh", Hạnh cười như mếu.

Chỉ thị chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành từ năm 2014. Giáo viên tại các trường, lớp dạy hai buổi học/ngày phải hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tại lớp; nghiêm cấm giao bài tập về nhà. Với các trường học một buổi/ngày, chỉ giao bài tập về nhà tối đa bằng số lượng bài tập của học sinh học hai buổi mỗi ngày, không giao bài ngoài sách giáo khoa.

Quan điểm của Bộ Giáo dục nhận được sự hưởng ứng của phụ huynh, xuất phát từ ác cảm của xã hội đối với áp lực học hành lên trẻ nhỏ, biểu hiện một phần qua bài tập về nhà. Tâm lý muốn hạn chế "quyền năng" giao bài tập của giáo viên đến từ nhiều lý do.

Thứ nhất, nhiều người cho rằng các em đã ở trường hai buổi, tức là khoảng tám đến mười tiếng mỗi ngày, năm ngày mỗi tuần. Buổi tối và cuối tuần là khoảng thời gian cần được nghỉ ngơi hoặc dành cho các hoạt động ngoại khóa khác. Việc hoàn thành bài tập ngay tại trường để về nhà dành thời gian cho các hoạt động khác sẽ tạo cho các em tâm lý thoải mái, phát triển thêm nhiều kỹ năng mà trường học chưa thể đáp ứng.

Tuy vậy, không giao bài tập chỉ góp phần tạo ra thời gian trống, còn lấp đầy khoảng thời gian ấy như thế nào lại cần vai trò rất lớn của cha mẹ học sinh. Không ít đứa trẻ được "giải thoát" khỏi bài tập đã dành cả tối xem tivi hoặc chơi điện tử.

Lý do thứ hai, từng tồn tại tình trạng giáo viên giao bài tập quá khó, không phù hợp với nội dung kiến thức được học, từ đó lợi dụng việc này để vận động phụ huynh cho con học thêm. Những bạn "học thêm nhà cô" được biết trước đề thi học kỳ nên đạt điểm số và thành tích cao, được ưu ái hơn trong nhiều hoạt động khác của lớp. Thực trạng đó không hiếm, cả trước và sau khi Chỉ thị trên được ban hành. Sự bức xúc và thái độ tẩy chay bài tập về nhà ít nhiều xuất phát từ trạng thái ấm ức này.

Nhưng không giao bài tập về nhà có hoàn toàn tốt cho trẻ?

Trong cuốn sách "I am gifted, so are you!" (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!), tác giả Adam Khoo có đề cập đến "Mô hình trí nhớ".

"Nghiên cứu cho thấy nếu bạn không ôn bài trong vòng 24 giờ, bạn sẽ quên 80% kiến thức vừa học. Đây là lý do nhiều học sinh than phiền họ quên gần hết mọi thứ trước kỳ thi. Những nỗ lực ôn bài trước kỳ thi giống như học lại từ đầu".

Theo đó, việc ôn bài nên diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể sau mỗi lần học. Lần ôn bài đầu tiên nên bắt đầu sau khi học 10 phút. Các nghiên cứu cho thấy khả năng nhớ bài thường đạt đỉnh điểm sau khi học 10 phút rồi sau đó giảm từ từ. Những lần ôn bài tiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24 giờ, sau một tuần, một tháng, và sau ba đến sáu tháng.

Như vậy, việc làm bài tập về nhà góp phần củng cố kiến thức và lưu giữ thông tin trong não bộ hiệu quả hơn. Nếu chỉ dừng lại ở học trên lớp mà không thực hành bài tập về nhà, học sinh sẽ quên gần hết kiến thức đã thu nạp. Trong chín tháng của một năm học có bốn kỳ thi. Vậy là cỡ chừng hai tháng các em mới có dịp ôn lại kiến thức đã học trước đó. Nhiều em gần như chỉ học nhồi nhét để kịp ngày thi cử mà học vẹt chính là một cách đối phó.

Harris Cooper, giáo sư về tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Duke và là tác giả cuốn "The Battle Over Homework" (Cuộc chiến bài tập về nhà), đã xem xét hơn 60 nghiên cứu về bài tập về nhà từ năm 1987 đến năm 2003 và nhận thấy - khi được thiết kế phù hợp - bài tập về nhà có thể giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt hơn. Ông cho rằng: "Mọi đứa trẻ đều nên làm bài tập về nhà, nhưng số lượng và loại hình phải phù hợp với độ tuổi. Loại bỏ hoàn toàn bài tập về nhà không đem lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em và gia đình".

Mặc dù rõ ràng bài tập về nhà là một phần quan trọng của quá trình học tập, phân tích của giáo sư cũng cho thấy quá nhiều bài tập có thể phản tác dụng đối với học sinh ở mọi cấp.

Như vậy, bản thân bài tập về nhà "không có tội". Vấn đề là với số lượng nào thì phù hợp?

Có một nguyên tắc về lượng bài tập về nhà tối ưu mà giáo viên nên giao, tương đối phổ biến ở các nước phát triển hiện nay, là "Quy tắc 10 phút". Trong đó giáo viên cộng thêm 10 phút bài tập về nhà khi học sinh lớn hơn một lớp. Ví dụ, học sinh lớp 1 nên được giao khoảng 10 phút làm bài tập về nhà, học sinh lớp 6 là 60 phút, và học sinh cuối cấp trung học phổ thông là khoảng hai giờ.

Lạm dụng bài tập về nhà, gây áp lực lên học sinh là điều cần phản đối, nhưng không nên đi từ trạng thái cực đoan này sang trạng thái cực đoan khác. Tôi ủng hộ việc giao bài tập ở mức độ vừa phải, bao gồm cả bài tập vận dụng và bài tập vận dụng nâng cao, trong đó bài tập vận dụng nâng cao không chiếm quá 20%. Giáo viên không nên giao bài tập về nhà đòi hỏi những kiến thức không liên quan tới bài học.

Để áp dụng hiệu quả "Quy tắc 10 phút", giáo viên cần nắm rõ mặt bằng chung lực học của học sinh trong lớp nhằm lựa chọn số lượng bài tập phù hợp. Hơn cả, tôi cho rằng bài tập về nhà có thể theo hướng mở, ứng dụng nhiều hơn vào thực tế chứ không nhất thiết là bài tập trên giấy, cốt sao trẻ có cơ hội ôn tập và củng cố kiến thức. Chẳng hạn với môn Tiếng Việt với trẻ tiểu học, thầy cô có thể giao nhiệm vụ đọc bài thơ, câu chuyện đã học ở lớp cho ông bà, ba mẹ "chấm điểm". Hoặc với môn Toán, "con hãy đo diện tích phòng của mình và nhờ ba mẹ kiểm tra nhé". Khi đó, tôi tin rằng bài tập về nhà không còn là nỗi ám ảnh với các gia đình, ngược lại còn giúp cha mẹ thêm gắn kết với con cái.

Và dù với số lượng và tính chất như thế nào, giáo viên cũng không nên coi bài tập về nhà là công cụ để "thi hành" kỷ luật, chẳng hạn: ở trên lớp không ngoan con sẽ phải làm bài tập về nhà nhiều hơn. Chính thông điệp sai lệch hay nội dung bài tập không phù hợp mới là những yếu tố gây nên áp lực cho các em.

Thay vì đưa ra hình thức kỷ luật với các học sinh không hoàn thành, giáo viên nên khuyến khích các em bằng mức thưởng tích lũy hợp lý để hình thành thói quen nỗ lực mỗi ngày.

Bài tập về nhà là một hình thức, công cụ giảng dạy, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Tốt hay xấu nằm trong tay người sử dụng. Bất kỳ tác động tích cực hay tiêu cực của bài tập về nhà, đều có thể xảy ra tùy thuộc vào đặc điểm của học sinh và gia đình cũng như số lượng và loại bài tập về nhà được giao. Loại bỏ một công cụ, bạn sẽ hạn chế được mặt xấu, nhưng cũng có thể triệt tiêu hẳn tác dụng tích cực mà nó có thể mang lại.

Vân Anh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap