Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn,ỏimậxổ số miền nam hôm qua Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
Định nghĩa
- Sỏi mật là các tinh thể rắn được hình thành ở bên trong túi mật do tình trạng bão hòa quá mức của một trong ba thành phần dịch mật, bao gồm:
* Cholesterol.
* Bilirubin (sắc tố mật).
* Muối canxi.
- Sỏi có nhiều kích thước khác nhau, có thể nhỏ như hạt cát hoặc to hơn quả bóng bàn.
- Khi sỏi hình thành bên trong túi mật hoặc ở đường dẫn mật có khả năng sẽ gây ra đau đớn và dẫn đến biến chứng.
- Bệnh có tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam.
* Ở nông thôn, số người mắc sỏi mật tương đối nhiều do liên quan đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng.
* Bệnh lý sỏi túi mật có xu hướng gia tăng ở thành thị.
* Tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn so với nam giới.
Nguyên nhân
- Hiện nay các nhà nghiên cứu chưa đưa ra được kết luận nguyên nhân rõ ràng của sỏi mật.
- Các nhà nghiên cứu cho rằng sỏi có nhiều khả năng hình thành trong túi mật khi:
* Dịch mật chứa quá nhiều cholesterol.
* Dịch mật chứa quá nhiều bilirubin.
* Túi mật không được làm rỗng hoàn toàn.
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây ra bệnh sỏi mật:
* Giảm cân nhanh khiến gan tạo thêm nhiều cholesterol.
* Bệnh mãn tính như tiểu đường do có lượng chất béo trung tính cao hơn.
* Vấn đề về máu (bệnh về máu dẫn đến thiếu máu).
* Di truyền học.
Triệu chứng
- Đa số trường hợp sỏi mật không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng nào đáng chú ý.
- Khi sỏi nằm trong cổ túi mật hay ống mật chủ gây tắc nghẽn, có thể gặp một số triệu chứng:
* Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và mức độ đau tăng lên ở phần bụng bên phải.
* Ở trung tâm bụng, ngay phía dưới xương ức, đau đột ngột và dữ dội.
* Đau ở vùng lưng giữa hai xương bả vai.
* Hay bị buồn nôn hoặc nôn mửa.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán và đánh giá các biến chứng của sỏi mật, người bệnh cần làm một số xét nghiệm:
- Siêu âm ổ bụng: Phương pháp được sử dụng phổ biến nhằm phát hiện sỏi mật.
- Siêu âm nội soi: Giúp xác định những viên sỏi nhỏ hơn mà siêu âm thông thường chưa thể nhìn thấy được.
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác để chẩn đoán chỉnh xác nhất:
* Chụp CT.
* Nội soi đường mật.
* Nội soi tụy ngược dòng (ERCP).
* Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP).
- Xét nghiệm máu: Có thể chỉ ra được tình trạng nhiễm trùng, vàng da, viêm tụy hay các biến chứng khác do sỏi mật gây ra.
Điều trị
- Cắt bỏ túi mật (phẫu thuật cắt túi mật) khi các triệu chứng bệnh thường xuyên tái phát và hình thành sỏi quá nhiều.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Có thể giúp lấy sỏi kẹt ở đoạn cuối của ống mật chủ.
- Sử dụng thuốc làm tan sỏi mật:
* Một số thuốc đường uống có thể làm tan sỏi mật.
* Phương pháp này cần nhiều thời gian để sỏi được hòa tan.
* Sử dụng thuốc điều trị sỏi mật không phải là lựa chọn phổ biến, thường dành cho những người không thể phẫu thuật.
Phòng ngừa
- Không bỏ bữa hay nhịn đói nhằm tránh làm tăng nguy cơ tạo ra sỏi mật.
- Lựa chọn chế độ ăn có các thực phẩm nhiều chất xơ.
- Hạn chế ăn tối đa các thực phẩm có chứa nhiều chất béo vì đa số sỏi mật được tạo thành từ cholesterol.
- Duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh.
Mỹ Ý