Đơn hàng giảm từ 40 - 50%
Chúng tôi đến làng gốm Lái Thiêu,ườitrẻởlànggốmtìmđủcáchxoayxởvìthiếuđơnhàngtếtỷ lệ tỷ số bóng đá thuộc địa phận TP.Thuận An (Bình Dương) vào một ngày giữa tháng 10 âm lịch. Trước tết Nguyên đán 2 tháng là thời điểm các lò gốm tất bật chuẩn bị sản phẩm bán năm mới vì nhu cầu mua sắm, thay chén đĩa, đồ dùng trong gia đình, nhà hàng, quán ăn tăng cao. Thế nhưng, không khí tại đây không quá tấp nập.
Tại lò gốm của Huỳnh Xuân Huỳnh (26 tuổi), chủ sở hữu thương hiệu Nắng Ceramic, đường Thủ Khoa Huân, P.Thuận Giao, TP.Thuận An, có 3 lao động đang kiểm kê gốm mới ra lò. Bên trong xưởng, 8 giờ bắt đầu làm việc, nhưng gần 10 giờ một số người mới chuẩn bị cọ vẽ trang trí gốm, số khác ngồi xếp chén đĩa thành từng chồng để giao cho khách, không khí làm việc không có gì vội vã.
Huỳnh so sánh với mọi năm, thời điểm này đơn đặt hàng bắt đầu rộn ràng, nhưng năm nay không khí vẫn im lìm. "Tết năm trước, cơ sở mình sản xuất khoảng 5.000 sản phẩm cho khách, nhưng năm nay số lượng đơn hàng chỉ bằng 40 - 50% của năm ngoái", Huỳnh nói và cho biết vì không có sản phẩm làm liên tục, cơ sở buộc phải giảm giờ công của lao động để cân bằng vốn, tránh bị thua lỗ.
Dù vậy, ông chủ trẻ và cộng sự vẫn không từ bỏ hy vọng. Những lúc không có đơn hàng, mọi người nghiên cứu thị trường, thử làm mẫu mới, họa tiết cách tân để sản phẩm ngày càng trau chuốt, chỉn chu và hoàn hảo.
Ngoài ra, Huỳnh cũng tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng bằng cách gửi chén, đĩa, tô, thố gốm… cho TikToker, KOLs, tăng nhận diện thương hiệu trên mạng xã hội, tiếp cận người dùng mới, với hy vọng cận tết tình hình sẽ cải thiện, mọi người được tăng ca để có tết ấm no.
Năm nay, ngoài những sản phẩm chủ lực là tô, chén, đĩa…, cơ sở của Huỳnh còn làm thêm thau bằng gốm, hũ muối dưa giá, hộp đựng mứt, khay trà, nồi lẩu cù lao… để khách có nhiều lựa chọn sản phẩm dùng trong ngày tết.
Những sản phẩm này được làm tỉ mỉ, công phu, nhiều họa tiết hơn, không chỉ có hoa văn con gà đặc trưng của gốm Lái Thiêu, mà còn cách tân, chỉnh sửa đường nét, phối với nhiều loại hoa như cúc họa mi, bông súng, bông điên điển, mang hình ảnh mới mẻ, bắt mắt. Những món đồ này không chỉ dùng đựng thực phẩm, mà còn có thể trang trí trong gia đình.
Dù giá nguyên liệu đầu vào tăng, nhưng thấy tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng sẽ thắt chặt hầu bao nên cơ sở của Huỳnh quyết định không tăng giá sản phẩm. Chén, đĩa, tô vẫn giữ nguyên mức như năm ngoái. Với dòng sản phẩm bình dân, mỗi cái có giá từ 15.000 - 20.000 đồng. Riêng sản phẩm chất lượng, tinh xảo có giá từ 90.000 - 300.000 đồng/cái, thậm chí có sản phẩm lên đến cả triệu đồng dành cho người mua trưng bày, sưu tầm.
Ước được tăng ca
Cũng giống như Xuân Huỳnh, nhiều bạn trẻ vì tình yêu và đam mê với sản phẩm truyền thống đã dành thanh xuân làm việc ở các cơ sở sản xuất gốm Lái Thiêu, hằng ngày ngồi bên bàn xoay, dùng đôi tay khéo léo vuốt, cắt, uốn những khối đất sét, cho ra những chiếc chậu, thau, bình hoa duyên dáng. Số khác chọn cầm cọ vẽ những con gà, bông hoa, chiếc lá tô điểm cho sản phẩm thật đẹp mắt…
Khi nhắc còn 2 tháng nữa đến tết Nguyên đán, những người trẻ này nói đang trải qua những ngày vô cùng khó đoán, đôi lúc áp lực vì thu nhập giảm và phải làm thêm nhiều chỗ khác nhau từ sáng đến tối để đảm bảo kinh tế.
Phạm Nguyễn Anh Thi (21 tuổi), ngụ tại P.Tân Hạnh, TP.Biên Hòa (Đồng Nai), hằng ngày chạy hơn 20 km xuống làng gốm Lái Thiêu để làm công việc xoay gốm, tạo hình thố, hũ, chậu cây, bình hoa, khay đựng mứt… với tiền công nhận được 500.000 đồng/ngày, hoàn thành 20 - 30 sản phẩm. Thu nhập cao nhưng Thi cho biết công việc không diễn ra thường xuyên.
Theo trải nghiệm của chàng trai, mọi năm từ tháng 8, 9 âm lịch, công việc bắt đầu sôi nổi, làm không kịp nghỉ tay. Tuy nhiên năm nay không rộn ràng như năm trước, những lúc đơn hàng ít hoặc không có sản phẩm làm, chàng trai phải chạy sang làng gốm Tân Vạn, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) để kiếm thêm việc.
"Mình làm nhiều nơi để nhận thù lao cao hơn, còn ở một chỗ thì hàng không có nhiều, thời gian dư dả cũng chẳng biết làm gì, tranh thủ kiếm thêm việc để làm", Thi nói.
Hoàng Anh Tú (23 tuổi), sinh sống tại khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng chạy xe máy hơn 45 phút mỗi sáng để đến làng gốm Lái Thiêu làm việc. Tú phụ trách vẽ hoa văn cho chén đĩa, tô, thố, bình hoa… và nhận tiền công 500.000 đồng/ngày, trang trí cho khoảng 60 sản phẩm.
Chàng trai nói dù kinh tế khó khăn, cơ sở làm gốm cũng cố gắng kiếm đơn hàng cho người lao động làm việc. Gần đây, chỗ làm của Tú còn tăng lương cho thợ vẽ từ 350.000 đồng lên 500.000 đồng/ngày để giữ chân người lao động. Dù công việc có lúc ngưng trệ nhưng chàng trai thấy ấm lòng vì mọi người có sự chia sẻ, động viên lẫn nhau.
"Mình hy vọng từ nay đến tết, cơ sở sẽ có thêm đơn hàng, được tăng ca đã là hạnh phúc", chàng trai quê ở Bắc Giang nói và cho biết đến nay vẫn chưa có dự định mua vé tàu hay máy bay về nhà ăn tết cùng gia đình vì đang chờ công việc khởi sắc hơn.
Ngoài vẽ hoa văn cho sản phẩm ở lò gốm, Anh Tú cũng mày mò học cách làm đồ chặn giấy, chuông gió hoặc hình trang trí bằng gốm để bán trong hội chợ, kiếm thêm chi phí sinh hoạt hằng ngày.
"Mình cảm nhận năm nay kinh tế có phần khó khăn, thu nhập bị giảm và áp lực hơn, có những lúc đi làm chỉ lo đủ bữa cơm đã may mắn, hạnh phúc. Nhưng trong cái khó đó, mình cũng có thêm kinh nghiệm sống cho bản thân, phải nghiên cứu thị trường, sẵn sàng ứng phó với tình huống bất ngờ", Anh Tú bày tỏ.