Ngày 2/11,àmáyxửlýnướcthảilớnnhấtTPHCMhoànthànhmởrộmẫu nhà ống đẹp ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư), cho biết đang chờ làm thủ tục liên quan cấp phép môi trường để bàn giao nhà máy cho đơn vị vận hành.
Nhà máy Bình Hưng có thể xử lý 469.000 m3 nước thải mỗi ngày đêm, tăng 328.000 m3 so với giai đoạn một. Đây cũng là nhà máy có công suất lớn nhất TP HCM hiện nay, do công trình xử lý nước thải khác là Nhiêu Lộc - Thị Nghè, xây ở TP Thủ Đức, có quy mô lớn hơn đang thi công.
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là gói thầu J - một trong 6 gói thầu xây lắp lớn của dự án Cải thiện môi trường nước TP HCM, lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2), tổng mức đầu tư gần 11.300 tỷ đồng từ vốn vay ODA Nhật Bản và nguồn đối ứng trong nước. Gói thầu này được triển khai nhằm thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho lưu vực hơn 2.100 ha, thuộc các quận 4, 5, 6, 8, 10 và 11.
Nước thải ban đầu được thu gom ở toàn bộ lưu vực trên, sau đó theo hệ thống cống bao thuộc gói thầu G của dự án, rồi đưa về trạm bơm Đồng Diều ở quận 8. Tại trạm này, nước thải sẽ được loại bỏ sơ bộ cát, rác, rồi bơm qua tuyến cống chuyển tải dài khoảng 2,8 km về nhà máy Bình Hưng xử lý, trước khi thải ra môi trường. Thông qua xử lý nước thải, nhà máy giúp giảm ô nhiễm lưu vực các kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ.
Theo ông Phúc, hiện tất cả hạng mục thi công mở rộng nhà máy Bình Hưng giai đoạn 2 đã hoàn tất. Tuy nhiên, công trình còn chờ làm một số thủ tục cấp phép xả thải, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, thành phố đề nghị cho tích hợp chung cả hai giai đoạn của dự án nhằm quản lý, vận hành đồng bộ. Các thủ tục này dự kiến 1-2 tháng nữa hoàn thành để bàn giao cho đơn vị vận hành.
Cùng với nhà máy xử lý nước thải, dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 còn các gói thầu lớn khác như: cải tạo kênh Tàu Hủ đoạn từ kênh Ngang số 1 tới bến Phú Định (dài hơn 4,8 km) và kênh Ngang số 1, 2, 3 (dài hơn 1,2 km); cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng; mở rộng trạm bơm Đồng Diều; xây dựng hệ thống cống bao... Toàn bộ dự án này dự kiến hoàn thành cuối năm nay.
Hiện, ngoài nhà máy Bình Hưng, TP HCM còn hai nhà máy xử lý nước thải khác đã đưa vào hoạt động, gồm: Tham Lương - Bến Cát (công suất 131.000 m3), Bình Hưng Hoà (30.000 m3), cùng một số trạm nhỏ ở Thủ Đức, Bình Chánh. Riêng nhà máy lớn nhất khi vận hành là Nhiêu Lộc - Thị Nghè xây ở Thủ Đức với công suất 480.000 m3 mỗi ngày, thuộc dự án Vệ sinh môi trường TP HCM (giai đoạn 2) dự kiến năm 2026 mới hoàn thành.
Gia Minh